Nhắc đến cholesterol là gì, chắc hẳn ai cũng biết đây là thành phần quan trọng, không thể thiếu.Chúng có nhiệm đảm bảo quá trình hoạt động và phát triển cơ thể bình thường, khỏe mạnh.
Nhưng liệu bạn đã nắm rõ về những nguyên tắc, chú ý để ổn định hàm lượng cholesterol, tránh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chưa?
Để tìm hiểu, mời bạn cùng tham khảo bài viết hữu ích sau của chuyên mục Sức Khỏe – Sổ Tay Khỏe Đẹp nhé!
CHOLESTEROL LÀ GÌ?
Cholesterol là gì và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Cholesterol là khái niệm thường xuyên được nhắc tới và gắn liền với sức khỏe con người.
Vậy cholesterol là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?
Cholesterol là thành phần có trong máu. Nó đóng vai trò quan trọng, tham gia hầu hết các hoạt động sống.
Chúng ta có thể tìm thấy cholesterol trong các tế bào sợi thần kinh, hormone.
Chúng góp phần đảm bảo hoạt động và quá trình chuyển hóa năng lượng, giúp cơ thể bình thường và khỏe mạnh.
Cholesterol được hình thành 2 nguồn chính:
- Cơ chế tự tổng hợp của cơ thể: 75% hàm lượng cholesterol trong máu được sản xuất bởi gan, các cơ quan trong cơ thể.
- Thức ăn: 25% lượng cholesterol đến từ thức ăn được nạp vào cơ thể mỗi ngày. Các thực phẩm giàu cholesterol điển hình như thịt, trứng, nội tạng động vật, sữa…
PHÂN LOẠI CHOLESTEROL
Trong cơ thể tồn tại 2 loại Cholesterol chính
Cholesterol có đặc tính không hòa tan trong máu. Trong quá trình lưu thông, chúng được bao bọc bởi một lớp màng protein được gọi là lipoprotein.
Khoa học chia thành 2 loại lipoprotein là:
- Lipoprotein tỷ trọng thấp: LDL – Cholesterol hay còn gọi là Cholesterol xấu
- Lipoprotein tỷ trọng cao: HDL – Cholesterol hay còn gọi là cholesterol tốt
1. HDL – Cholesterol
Cholesterol tốt tức HDL – Cholesterol chiếm 25-30% hàm lượng cholesterol trong máu.
Chúng làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ máu đến gan và tác khỏi các xơ vữa động mạnh.
Nhờ đó giúp cơ thể hạn chế được vấn đề liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh.
Trong trường hợp lượng HDL – Cholesterol giảm, cơ chế này sẽ hoạt động yếu đi.
Từ đó nâng cao nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
2. LDL – Cholesterol
LDL – Cholesterol làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol trong cơ thể.
Tuy nhiên nếu hàm lượng này vượt quá chỉ số cho phép có thể gây nên tình trạng lắng mỡ ở các cơ quan như tim, máu, phổi.
Từ đó gây xơ vữa động mạch, ảnh hưởng đến hoạt động và sức khỏe của hệ tim mạch.
Xơ vữa tích tụ lâu ngay gây ách tắc, ngăn cản sự lưu thông của máu trong cơ thể.
Thậm chí có thể làm vỡ mạch máu đột ngột.
3. Lp(a) Cholesterol
Ngoài 2 loại cholesterol chính kể trên, các nhà khoa học còn phát hiện ra một loại khác là Lp(a) Cholesterol.
Đây được xem là biến thể của LDL – Cholesterol (cholesterol xấu).
Khi lượng Lp(a) Cholesterol trong cơ thể tăng cao, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ xơ vữa động mạch.
NỒNG ĐỘ BÌNH THƯỜNG CỦA CHOLESTEROL LÀ GÌ?
Xét nghiệm mức cholesterol định kỳ 1 năm/lần
Sau khi tìm hiểu về cholesterol là gì, chắc hẳn mọi người đều biết đây là chỉ số sức khỏe rất quan trọng.
Nó là thành phần cần thiết, không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của cơ thể.
Nhưng nếu hàm lượng LDL – Cholesterol vượt quá mức độ cho phép sẽ gây nên những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe.
Việc hàm lượng cholesterol trong máu tăng hay giảm không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết.
Cách duy nhất để phát hiện là tiến hành xét nghiệm lipid máu.
Bởi vậy trung tâm Y tế sức khỏe Quốc gia khuyến cáo mọi đối tượng từ 20 tuổi trở lên nên tiến hành kiểm tra định kỳ 1 năm / lần bao gồm cholesterol toàn phần HDL – cholesterol, LDL – cholesterol.
Cholesterol toàn phần:
- Nồng độ tiêu chuẩn: Nhỏ hơn 200 mg/dL
- Mức cần chú ý: 200 – 239mg/dL
- Hàm lượng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao: >= 240 mg/dL.
HDL – Cholesterol:
- Hàm lượng thấp, nguy cơ mắc bệnh về tim mạch: < 40 mg/dL (Nam giới) và < 50 mg/dL (Nữ giới).
- Hàm lượng cao, tín hiệu tốt cho sức khỏe tim mạch: > 60 mg/dL.
LDL – Cholesterol:
- Chỉ số tốt: < 100 mg/dL
- Phạm vi cho phép, cần chú ý chăm sóc sức khỏe: 100 – 129 mg/dL
- Tình trạng báo động, sức khỏe có vấn đề: 130 – 159 mg/dL
- Nguy cơ mắc xơ vữa động mạnh cao: > 160mg/dL
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHOLESTEROL LÀ GÌ?
Chú ý duy trì lượng cholesterol ổn định
Hàm lượng cholesterol có trong máu chịu ảnh hưởng, tác động từ nhiều yếu tố, bao gồm:
1. Chế độ dinh dưỡng
Khẩu phần dinh dưỡng khoa học, hạn chế chất béo từ động vật
Khẩu phần ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều chất béo chứa hàm lượng cholesterol rất cao.
Nếu liên tục bổ sung trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng tăng LDL và cholesterol toàn phần.
Từ đó dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Để giữ hàm lượng cholesterol trong máu ổn định, hạn chế nguy cơ tăng cholesterol xấu, bạn cần áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân đối:
✓ Hàm lượng cholesterol mỗi ngày: 300mg. Khuyến khích sử dụng dầu thực vật và loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ, chế biến từ nội tạng động vật.
✓ Đạm: Chiếm 12-15% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Các thực phẩm tốt nên bổ sung bao gồm cá, thịt bò, thịt gà, thăn lợn, rau củ quả tươi…
✓ Đường bột: Chiếm 60 – 70% tổng năng lượng khẩu phần ăn. Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng đường cao, không vượt quá 10-20g/ngày.
✓ Nên sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ để giảm lượng tinh bột hàng ngày.
✓ Bổ sung nhiều vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể thông qua các loại hoa quả, rau xanh…
Để cân chỉnh khẩu phần ăn hợp lý, bạn có thể tham khảo bản cholesterol có chứa trong 100g thực phẩm các loại sau:
Tên thực phẩm | Hàm lượng cholesterol | Tên thực phẩm | Hàm lượng cholesterol |
Lòng đỏ trứng gà | 1790 | Thịt gà hộp | 120 |
Trứng gà toàn phần | 600 | Sữa bột toàn phần | 109 |
Gan gà | 440 | Lưỡi bò | 108 |
Pho mát | 406 | Dạ dày bò | 95 |
Gan lợn | 320 | Mỡ lợn nước | 95 |
Bơ | 270 | Thịt vịt | 76 |
Tôm đồng | 200 | Thịt bò | 59 |
Sôcôla | 172 | Cá chép | 70 |
Não lợn | 2500 | Thịt bò hộp | 85 |
2. Mất kiểm soát cân nặng
Vấn đề cân nặng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cholesterol trong cơ thể.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) tiêu chuẩn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dao động trong khoảng 18,8 – 22,9.
Nếu chỉ số này vượt quá 22,9 sẽ dẫn đến tình trạng trạng dư thừa cân nặng, tăng cholesterol.
3. Hạn chế vận động cơ thể
Một trong những thói quen xấu con người thường mắc phải, đặc biệt đối với giới văn phòng, người già là lười vận động.
Việc hạn chế các hoạt động thể chất, ngoài trời dẫn đến nguy cơ tăng hàm lượng HDL và làm giảm LDL.
4. Mối quan hệ giữa di truyền và cholesterol là gì?
Di truyền cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cholesterol.
Điều này có nghĩa nếu ông bà, cha mẹ trong gia đình từng có vấn đề về cholesterol, tỉ lệ con cháu mắc phải sẽ cao hơn người thường.
Điều này là do các gen di truyền đã chi phối và tác động đến quá trình chuyển hóa năng lượng, xử lý cholesterol.
5. Độ tuổi và giới tính
Từ 20 tuổi trở lên, cả nam và nữ giới đều có nguy cơ tăng cholesterol máu cao.
Trong đó, phụ nữ ở độ tuổi trước mãn kinh thường có chỉ số cholesterol thấp hơn so với nam giới cùng tuổi.
Vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ LDL tăng, từ đó dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch, mắc các bệnh liên quan đến tim mạch cũng cao hơn.
6. Thói quen hút thuốc lá
Bảo vệ hệ tim mạch bằng cách bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, lười vận động
Các chuyên gia cho biết, từ sau 20 tuổi, cả nam và nữ giới nên kiểm tra và xét nghiệm mỡ trong máu 1 năm/lần.
Sau 50 tuổi, thời gian kiểm tra cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL, HDL là 6 tháng / lần.
Tùy vào chỉ số, kết quả cholesterol, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.
Kết hợp quá trình điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động hàng ngày với thuốc đặc hiệu (Nếu cần thiết).
Cholesterol là gì, các yếu tố ảnh hưởng đến cholesterol là gì… Tất cả những câu hỏi được mọi người quan tâm đã được giải đáp trong chuyên mục Sức Khỏe của Sổ Tay Khỏe Đẹp.
Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, bạn hãy chú ý duy trì một chế độ, khẩu phần ăn uống khoa học kết hợp vận động, thể thao hợp lý nhé!
Có thể bạn chưa biết
|
Nguồn: https://sotaykhoedep.vn/cholesterol-la-gi/