Cỏ ngọt là một loại thảo dược có chứa hàm lượng đường tự nhiên rất cao thường được sử dụng trong cả Đông – Tây y để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Bạn muốn biết rõ hơn về công dụng của cỏ ngọt đối với sức khỏe con người. Hãy cùng SoTayKhoeDep.Vn tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.
TÌM HIỂU VỀ CÂY CỎ NGỌT
Trước khi tìm hiểu về công dụng của cỏ ngọt đối với sức khỏe mời bạn cùng theo dõi những thông tin cơ bản về loại cây đặc biệt này.
Cây cỏ ngọt là gì?
Cỏ ngọt có có tên khoa học là stevia rebaudiana
Nó là một loài cỏ thuộc họ Cúc, có tên khác là Cúc ngọt, cỏ đường.
Vốn là loại cỏ lâu năm, khi còn non có thân mềm với các lá mọc đối xứng, có răng cưa và có lớp lông mịn bao phủ.
Tuy nhiên khi cây từ 6 tháng sẽ có phần gốc chuyển thành gỗ và có thể đạt tới chiều cao 1 m.
Hình ảnh cây cỏ ngọt
Khu vực phân bố
Cỏ ngọt có nguồn gốc từ vùng giáp biên giới giữa Brazil và Paraguay.
Loại thảo mộc này được người dân bản xứ sử dụng vào những năm đầu của thế kỷ 20 như một loại nước giải khát.
Sau đó cỏ ngọt được nhiều người biết đến như một loại dược liệu và được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Hoa của cây cỏ ngọt
Ở Việt Nam, cây được đưa về trồng từ đầu những năm 1990.
Cỏ ngọt được trồng tại một số tỉnh miền núi như: Lâm Đồng, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng cung cấp nguồn dược liệu quý phục vụ cho hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh.
Bộ phận sử dụng
Toàn thân của cây cỏ ngọt đều có vị ngọt từ rễ tới thân, hoa lá.
Tuy nhiên lá và búp cây là hai bộ phận có chứa hàm lượng đường cao và được sử dụng nhiều.
Cách thu hái, sơ chế và bảo quản
Cây cỏ ngọt vốn là loài cây phát triển quanh năm nên có thể thu hoạch bất kỳ thời gian nào.
Vào tháng 8 hàng năm cây cỏ ngọt có chất lượng và sản lượng cao nhất.
Khi thu hái, người ta cắt các đoạn cành dài trên dưới 20 cm và chọn hái những lá tươi, khỏe và bỏ đi những lá già, úa.
Lá sau khi thu về được phơi khô hoặc sấy để bảo quản hoặc sử dụng để điều chế các loại thuốc.
Lá cỏ ngọt sau khi đã sơ chế
NHỮNG THÀNH PHẦN NỔI BẬT CỦA CỎ NGỌT
Nhiều nghiên cứu đã tìm ra trong cỏ ngọt có chứa hoạt chất Steviosid – một loại glucosid có vị ngọt lớn hơn gấp 300 lần loại đường kính saccharoza thông thường.
Ngoài ra, thành phần của cỏ ngọt còn có 6,2% protein, 5,6% chất béo, hơn 52,8% carbohydrate và nhiều chất có thể hòa tan được trong nước khác.
Đặc biệt hoạt chất Steviosid trong cỏ ngọt không mang năng lượng.
Dù vậy nhưng chiết xuất từ cây cỏ ngọt vẫn có thể ngọt gấp 200 lần loại đường tương đương.
Có thể nói cỏ ngọt là loại cây mang nhiều đường tự nhiên bậc nhất.
CÔNG DỤNG CỦA CỎ NGỌT TRONG HỖ TRỢ VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
Trong y học hiện đại, cây cỏ ngọt đang ngày càng được biết đến rộng rãi với những công dụng không ngờ trong việc hỗ trợ và điều trị nhiều loại bệnh.
Qua nhiều công trình nghiên cứu lớn, các nhà khoa học đã đưa ra những công dụng của cỏ ngọt mà ít người trong chúng ta biết tới như:
1. Cỏ ngọt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nhiều nghiên cứu trong điều trị bệnh tiểu đường đã nhận ra rằng việc sử dụng cỏ ngọt giúp cung cấp một lượng đường tự nhiên cần thiết cho cơ thể.
Lượng đường này hoàn toàn không gây hại mà còn giúp người bệnh giảm cảm giác thèm ngọt.
Điều này hỗ trợ đắc lực cho công cuộc điều trị bệnh tiểu đường và béo phì.
Cỏ ngọt điều trị tiểu đường hiệu quả
Bên cạnh đó cỏ ngọt có khả năng làm giảm phản ứng hóa học giữa glucose và hormone peptide trong máu.
Cơ thể những người mắc bệnh sẽ khó tiết ra loại hormone này.
Nó đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh nồng độ đường trong máu.
Sử dụng cỏ ngọt thường xuyên người bệnh sẽ điều chỉnh và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Bạn sẽ yên tâm ăn uống bổ sung thả ga các loại thực phẩm mà cơ thể vẫn có thể duy trì lượng đường ổn định.
2. Cỏ ngọt bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp
Khi đi vào cơ thể, các chất có trong cỏ ngọt góp phần làm giảm các cholesterol xấu và tăng các cholesterol tốt cho cơ thể.
Đó là cách giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
Đồng thời, cỏ ngọt cũng giúp thư giãn mạch máu và loại bỏ lượng natri thừa trong cơ thể giúp điều chỉnh huyết áp ổn định.
3. Công dụng thanh nhiệt, giải độc gan của cỏ ngọt
Trong thành phần của cỏ ngọt có chứa nhiều chất oxy hóa có lợi cho gan và ngăn chặn các chất gây hại.
Do đó cỏ ngọt sử dụng kết hợp với một số thảo dược khác như atiso, nhân trần, cam thảo có công dụng hạ nhiệt, lợi tiểu và giải độc gan hiệu quả.
4. Công dụng tích cực của cỏ ngọt trong làm đẹp
Sử dụng cỏ ngọt mang đến những lợi ích tích cực đối với da mặt như làm sáng da, tăng độ đàn hồi, giảm nếp nhăn.
Cùng với đó là khả năng hạn chế tiết bã nhờn, kháng viêm làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn da và mụn trứng cá.
Ngoài tác dùng với da, dùng cỏ ngọt có thể mang lại cho bạn một mái tóc suôn mượt và sạch gàu.
5. Cỏ ngọt – loại nguyên liệu an toàn trong công nghiệp thực phẩm
Cỏ ngọt với đặc tính riêng biệt là lượng đường dồi dào.
Loại thảo dược này được sử dụng như một loại đường thay thế trong ngành công nghiệp thực phẩm.
Một số ngành tiêu biểu như sản xuất các loại rượu màu, nước giải khát, chế biến hoa quả, bánh kẹo.
Đường cỏ ngọt cực kỳ tốt cho sức khỏe
NHỮNG NGƯỜI NÊN SỬ DỤNG CÂY CỎ NGỌT
Lượng đường của cỏ ngọt dồi dào gấp 300 lần đường kính thông thường và không mang năng lượng.
Cây cỏ ngọt còn còn có hương vị rất thơm ngon nên rất phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng, cụ thể như:
- Những người mắc bệnh tiểu đường
- Người bị bệnh béo phì
- Bệnh nhân cao huyết áp và các bệnh tim mạch
- Những người muốn nâng cao sức khỏe và làm đẹp.
3 CÁCH ĂN NGỌT TỰ NHIÊN, LÀNH MẠNH VỚI CỎ NGỌT
Để vừa được ăn ngọt mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bạn đọc có thể tham khảo những cách ăn ngọt tự nhiên từ cỏ ngọt dưới đây.
1. Sử dụng lá cỏ ngọt tươi
Sử dụng lá cỏ ngọt tươi để tăng thêm hương vị ngọt ngào cho ly nước chanh hoặc ly trà.
Bạn sẽ được thưởng thức một ly nước có độ ngon tự nhiên dễ chịu nhất mà không hề gắt vị.
Hơn nữa, sử dụng những chiếc lá cỏ ngọt xinh xinh này trong chế biến những món ăn cũng là sự lựa chọn tuyệt vời.
2. Sử dụng lá cỏ ngọt khô
Lá cỏ ngọt sau khi được thu hái, bạn phơi khô dưới nắng rồi xay thành bột.
Bảo quản bột lá cỏ ngọt trong hộp kín để dùng dần như một loại gia vị tạo độ ngọt.
Độ ngọt của cỏ ngọt cao hơn độ ngọt của đường mía rất nhiều.
Nên bạn cần cân nhắc và điều chỉnh một lượng sử dụng hợp lý nhất.
3. Sử dụng siro cỏ ngọt
Một cách điều chế và sử dụng được người dùng khá thích thú đó là điều chế siro cỏ ngọt.
Bạn sử dụng bột cỏ ngọt khô đã được nghiền mịn sau đó cho vào nước ấm với tỉ lệ 1:4. Đun nhỏ lửa trên bếp đến khi thu được hỗn hợp đậm đặc như siro.
Bạn có thể sử dụng siro cỏ ngọt để pha nước sốt chấm, pha chế đồ uống rất ngon và lạ miệng.
Hạn sử dụng của loại siro này lên đến 3 năm nếu bạn bảo quản trong chai thủy tinh kín và để trong tủ lạnh.
DIAGOOD – SẢN PHẨM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Hãy sử dụng ngay viên uống đường huyết Diagood
Diagoood là sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường được bào chế từ 100% các nguyên liệu thiên nhiên như: mướp đắng, giảo cổ lam, cỏ ngọt, hoài sơn,…
Sản phẩm giúp người bệnh hạn chế sử dụng thuốc tây.
Thoát khỏi cảnh ăn uống kiêng khem do bệnh tật, giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra.
Tạm biệt nỗi lo của bệnh tiểu đường với Diagood
Được sản xuất dựa trên những công nghệ hiện đại mang đến cho người dùng một sản phẩm vừa An toàn – Sạch – Hiệu quả trong điều trị bệnh, chi tiết về sản phẩm bạn có thể tham khảo tại đây
Sản phẩm được nghiên cứu bởi các giáo sư, bác sĩ chuyên điều trị tiểu đường.
SoTayKhoeDep.Vn vừa chia sẻ cho bạn những thông tin về cây cỏ ngọt cũng như công dụng của cỏ ngọt đối với sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình thật tốt.
Có thể bạn chưa biết
|