Một trong những loại axit amin rất cần thiết nhưng cơ thể lại không tụ tạo ra được đó là Lysine. Vậy Lysine là gì? Công dụng của Lysine như thế nào? Đây chắc chắn là vấn đề mà rất nhiều bạn quan tâm hiện nay. Việc bổ sung loại axit amin này sẽ có ích rất lớn cho cơ thể. Hãy cùng Sổ Tay Khỏe Đẹp tìm hiểu thông tin hữu ích về Lysine trong bài viết dưới đây. Bạn nhất định không được bỏ lỡ nhé!
LYSINE LÀ GÌ?
Lysine là một axit amin cần thiết nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được.
Vì vậy, chúng ta chỉ có thể nạp thêm hoặc tạo ra Lysine thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.
Nhờ đó mang đến những lợi ích cực tốt về mặt sức khỏe.
Lysine là axit amin cần thiết cho cơ thể
Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, Lysine góp phần không nhỏ vào quá trình thay đổi, tăng trưởng và phát triển cơ bắp.
Loại axit amin này được sử dụng để tạo nên Carnitine đồng thời giúp vận chuyển chất béo trong cơ thể, đốt cháy nguồn năng lượng dư thừa.
Trong các loại thực phẩm hay những chất bổ sung đều có chứa dồi dào Lysine.
CÔNG DỤNG CỦA LYSINE
Vậy công dụng của Lysine là gì? Rất nhiều người đều không biết được tầm quan trọng của axit amin này đối với cơ thể của chúng ta.
Những công dụng thiết thực của Lysine như sau:
1. Giảm lo lắng, căng thẳng
Nếu cơ thể bạn thường xuyên bị stress, lo lắng vì công việc, mọi chuyện trong cuộc sống thì đây là biểu hiện bạn đang cần bổ sung Lysine.
Theo nghiên cứu gần đây cho biết, Lysine giúp ngăn chặn các thụ thể dẫn đến sự căng thẳng, làm giảm thiểu stress một cách nhanh chóng nhất.
Khi nghiên cứu thực hiện trên những người khỏe mạnh, tình trạng căng thẳng cũng được giảm thiểu một cách tối đa.
Theo đó, hormone cortisol cũng được giảm thiểu đáng kể.
Lysine giúp bạn giảm thiểu căng thẳng, stress công việc hiệu quả
2. Tăng cường hấp thụ canxi cho cơ thể
Theo thời gian, khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể thường kém dần đi.
Việc bổ sung Lysine sẽ giúp cho cơ thể của bạn giữ lại lượng canxi cần thiết và giúp thận giữ lại khoáng chất.
Một nghiên cứu mới nhất thực hiện ở phụ nữ từ độ tuổi 30 cho biết khi họ sử dụng Lysine, lượng canxi đào thải qua nước tiểu cũng giảm đáng kể.
Không những vậy, Lysine còn giúp điều chỉnh lượng canxi vận chuyển đi khắp cơ thể, góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ xương.
Trong quá trình hình thành collagen nhất định không thể thiết Lysine.
Axit amin này còn góp phần lớp trong quá trình hỗ trợ và tạo cấu trúc xương.
Chưa hết, bản thân Lysine cũng hoạt động giống như một tác nhân liên kết.
Các tế bào mới tại những vết thương sẽ được tăng đáng kể nhờ có Lysine.
Đồng thời thúc đẩy quá trình hình thành mạch máu mới một cách nhanh chóng nhất.
Bên cạnh đó, khi kết hợp Lysine và arginine sẽ giúp làm lành gãy xương, đây là nghiên cứu mới nhất được thực hiện gần đây.
Hãy thử tưởng tượng nếu chẳng may bạn bị gãy xương hay có những vết thương thì việc chữa lành thường khó hơn rất nhiều khi bị thiếu hụt Lysine.
Quá trình này thường tốn nhiều thời gian hơn và mang lại kết quả chậm hơn rất nhiều.
Vì vậy, bạn cần chú ý bổ sung Lysine cho cơ thể nhằm hỗ trợ tốt cho xương phát triển.
3. Điều trị bệnh tiểu đường
Lysine không chỉ là axit amin hỗ trợ giữ lại canxi, đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương mà còn giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Phản ứng đường huyết xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường sẽ chậm lại nhờ có Lysine.
Không những vậy, nếu kiên trì dùng Lysine trong thời gian ít nhất 2 tháng thì lượng đường trong máu sẽ giảm hẳn.
Những người bị bệnh tiểu đường cần chú ý đến vấn đề này để bổ sung lượng Lysine cần thiết cho cơ thể.
Lysine giúp điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất
LYSINE CÓ GIÚP TĂNG CÂN KHÔNG?
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Lysine giúp ích lớn trong việc cải thiện khẩu vị, làm cho những người chán ăn trở nên ngon miệng ngơi.
Đồng thời góp phần tăng cơ bắp, sức đề kháng của cơ thể.
Vì vậy, Lysine được coi là một trong những loại axit amin hỗ trợ rất tốt cho quá trình tăng cân.
Những bạn gầy lâu năm muốn tăng cân nhất định phải bổ sung thêm Lysine cho cơ thể.
NHỮNG THỰC PHẨM GIÀU LYSINE
Tuy cơ thể rất khó để tự tổng hợp Lysine nhưng chúng ta có thể bổ sung chúng thông qua nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Những thực phẩm giàu Lysine bạn không thể bỏ qua bao gồm:
1. Phô mai
Phô mai là một chế phẩm giàu chất dinh dưỡng đến từ sữa.
Nó có chứa đầy đủ các loại axit amin và trong số đó không thể thiếu Lysine.
Ăn phô mai sẽ giúp cơ thể bổ sung thêm hàm lượng Lysine cần thiết.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên ăn quá nhiều vì sẽ dễ gây ra tác dụng phụ.
Trong phô mai có chứa rất nhiều Lysine
Mỗi ngày, chỉ cần ăn một miếng phô mai con bò cười đã giúp bạn bổ sung Lysine cần thiết. Hoặc không một tuần bạn chỉ cần ăn từ 3 – 4 lần.
2. Lườn gà
Lườn gà luôn là món ăn yêu thích của các gymer.
Không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn đạm dồi dào mà lườn gà còn mang đến cho cơ thể rất nhiều Lysine nhằm tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.
Nếu bạn cảm thấy lườn gà luộc khó ăn hãy thử đổi mới bằng những cách chế biến khác.
Đây là cách đơn giản giúp cơ thể bổ sung Lysine nhanh chóng.
Lườn gà là nguồn cung Lysine dồi dào cho cơ thể
3. Đậu nành
Đậu nành cùng các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu, đậu phụ,… luôn mang đến cho bạn hàm lượng đạm thực vật dồi dào.
Đây là sản phẩm tốt cho các bạn muốn tăng/ giảm cân nếu như biết cách ăn uống hợp lý.
Tuy nhiên, ít ai biết đậu nành lại mang đến cho cơ thể lượng Lysine cực kỳ lớn, có thể lấp đầy sự thiếu hụt loại axit amin này từ bên trong.
Bạn có thể ăn hạt đậu nành, uống sữa hay ăn đậu phụ đều mang lại kết quả bổ sung Lysine rất tốt.
Đậu nành không chỉ có chứa nhiều đạm thực vật mà còn có rất nhiều Lysine
Ngoài ra, còn có rất nhiều thực phẩm khác giúp bổ sung Lysine cho cơ thể mà bạn không thể bỏ qua như tôm, cua, trứng,…
Đây là các thực phẩm của hàm lượng đạm, Lysine ở ngưỡng cao phù hợp cho những bạn đang thiếu hụt loại axit amin này.
Chú ý nên bổ sung đầy đủ, không nên chỉ ăn một thực phẩm trong thời gian dài.
Trên đây, Sổ Tay Khỏe Đẹp đã chia sẻ cho bạn những công dụng của Lysine và tầm quan trọng của loại axit amin này cho cơ thể.
Lysine hỗ trợ rất tốt trong quá trình duy trì canxi bên trong cơ thể, đẩy nhanh việc lành vết thương như gãy xương và tái tạo thêm tế bào mới ở vùng da tổn thương.
Có thể bạn chưa biết
|
Nguồn: sotaykhoedep.vn