Sinh thiết là cụm từ không còn xa lạ gì đối với nhiều người hiện nay. Nhưng để hiểu rõ sinh thiết là gì cũng như quy trình thực hiện sinh thiết diễn ra như thế nào thì không phải ai cũng biết. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này, bạn hãy cùng Sổ Tay Khỏe Đẹp theo dõi bài viết sau nhé!
SINH THIẾT LÀ GÌ?
Sinh thiết hay còn được gọi là sinh thiết tế bào, đây là một xét nghiệm y khoa rất phổ biến hiện nay.
Khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, các mẫu mô hoặc tế bào sẽ được lấy ra và tiến hành phân tích hóa học hoặc quan sát dưới lớp kính hiển vi.
Qua đó có thể phát hiện các biến đổi bất thường hoặc nhận biết biết các tế bào ung thư của vùng được lấy mẫu sinh thiết.
Xét nghiệm sinh thiết thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của bệnh nhưng không tìm được nguyên nhân gây nên.
Bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể lấy mẫu để xét nghiệm sinh thiết được như: các tế bào bên trong cơ thể, nội tạng, da,…
Xét nghiệm sinh thiết đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tìm được phương pháp trị liệu chính xác nhất.
Bởi nó có thể xác định được chính xác cấu trúc, hình thái của các bất thường.
Trong nền y học ngày nay, xét nghiệm sinh thiết thường được áp dụng trong việc xác định viêm loét dạ dày, nhiễm trùng, tầm soát ung thư,…
Vì quá trình thực hiện sinh thiết rất phức tạp nên phương pháp này chỉ được tiến hành khi bệnh nhân đã thực hiện các xét nghiệm đơn giản như: Chụp X – quang, siêu âm, chụp CT,… nhưng không có được kết quả chính xác nhất.
Sinh thiết là gì? Quy trình thực hiện sinh thiết diễn ra thế nào?
CÔNG DỤNG CỦA XÉT NGHIỆM SINH THIẾT
Như đã nói bên trên, xét nghiệm sinh thiết được thực hiện bằng cách lấy một mẫu mô hoặc tế bào bên trong cơ thể ra ngoài để kiểm tra.
Từ đó giúp chẩn đoán được các bệnh lý liên quan một cách nhanh chóng và chính xác nhất, đặc biệt là phát hiện, theo dõi mức độ phát triển của các tế bào ung thư.
Sau đây là một số công dụng phổ biến nhất của xét nghiệm sinh thiết mà bạn nên biết:
Sinh thiết ung thư
Nếu bệnh nhân bị sưng hoặc có một khối u nào đó trên cơ thể mà không thể xác định rõ nguyên nhân
Bằng các phương pháp thông thường thì sinh thiết chính là giải pháp tối ưu nhất để xác định nguyên nhân và tìm ra cách điều trị tối ưu nhất.
Sinh thiết giúp chẩn đoán được các bệnh lý liên quan một cách nhanh chóng và chính xác nhất
Sinh thiết gan
Phương pháp sinh thiết gan sẽ giúp bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện được các tế bào ung thư hoặc khối u trong gan, xơ gan nếu trước đó gan bị chấn thương hay bị sẹo trước đó một cách nhanh chóng nhất.
Đồng thời, sinh thiết gan cũng sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất với bệnh nhân.
Sinh thiết dạ dày
Phương pháp sinh thiết này giúp xác định tình trạng các bệnh lý liên quan đến dạ dày như:
Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,… có phải do thuốc chống viêm không steroid gây nên hay không.
Đồng thời, xét nghiệm sinh thiết này cùng giúp bác sĩ chuẩn đoán được xem bệnh nhân có bị mắc bệnh celiac, hấp thụ kém, thiếu máu,… hay không.
Đặc biệt là tìm được chính xác các nguyên nhân gây viêm, nhiễm trùng một cách chính xác.
CÓ NHỮNG LOẠI XÉT NGHIỆM SINH THIẾT NÀO?
Xét nghiệm sinh thiết có rất nhiều loại hiện nay.
Căn cứ vào khu vực nghi ngờ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà chuyên gia y tế sẽ đưa ra phương án sinh thiết thích hợp.
Một số phương pháp sinh thiết được sử dụng phổ biến hiện nay chính là:
1. Sinh thiết nội soi
Đây là xét nghiệm được sử dụng để xác định các bệnh lý liên quan đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể.
Với xét nghiệm sinh thiết nội tạng, bác sĩ sẽ có thể quan sát được các bộ phận bên trong của cơ thể
Thông qua các ống nội soi đi từ đường hậu môn, ống tiểu, miệng hay mũi của bệnh nhân.
2. Sinh thiết kim
Phương pháp này thường được áp dụng để lấy những mô, tế bào của các cơ quan hoặc khối u dưới da.
Theo đó, để thực hiện xét nghiệm sinh thiết này, bác sĩ sẽ sử dụng kim chuyên dụng chọc xuyên qua da
Để đi vào khối u bất thường, tuyến giáp, tủy xương, thận hay gan để lấy mẫu xét nghiệm.
Sinh thiết kim thường được áp dụng để lấy những mô, tế bào của các cơ quan hoặc khối u dưới da
3. Sinh thiết da
Phương pháp sinh thiết này thường được áp dụng để chẩn đoán các bệnh lý về da.
Để thực hiện xét nghiệm sinh thiết da, bác sĩ sẽ bấm một lỗ nhỏ qua các lớp trên cùng của da bằng dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu sinh thiết.
4. Sinh thiết cắt bỏ
Khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết này, bác sĩ sẽ có thể cắt bỏ được 1 phần hoặc hoàn toàn khối u ra khỏi cơ thể của bệnh nhân một cách dễ dàng.
5. Sinh thiết tủy xương
Phương pháp xét nghiệm sinh thiết này cũng giúp tầm soát ung thư được chính xác hơn.
Theo đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem các tế bào ung thư của các bộ phận khác trong cơ thể có thể bị di căn vào tủy xương hay không.
6. Sinh thiết trong quá trình phẫu thuật
Xét nghiệm sinh thiết này sẽ được thực hiện trong quá trình phẫu thuật.
Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô hoặc tế bào nhỏ và xét nghiệm nhanh để giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh triệt để sau phẫu thuật.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN SINH THIẾT DIỄN RA THẾ NÀO?
Một quy trình sinh thiết chuẩn thường được diễn ra với các bước sau:
1. Chuẩn bị xét nghiệm
Bệnh nhân cần kiêng một số loại thuốc hoặc thức ăn khoảng vài ngày trước khi tiến hành xét nghiệm sinh thiết.
Đồng thời, không ăn bất cứ loại thực phẩm nào trước khi làm xét nghiệm khoảng vài giờ đồng hồ.
Đặc biệt, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm máu để đánh giá xem có nguy cơ bị dị ứng với các chất liên trong quá trình sinh thiết hay không.
2. Trong quá trình sinh thiết
Tùy thuộc vào từng phương pháp sinh thiết mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê ở những vị trí khác nhau.
Đối với sinh thiết kim thì bác sĩ sẽ gây tê ngoài da tại chỗ đâm kim để bệnh nhân không phải chịu đau đớn nhiều.
Còn đối với sinh thiết nội soi hay cắt bỏ thì bệnh nhân sẽ được gây tê toàn thân hoặc gây tê cục bộ.
Thời gian thực hiện xét nghiệm sinh thiết thường sẽ kéo dài khoảng vài phút cho tới vài tiếng đồng hồ.
Thời gian thực hiện xét nghiệm sinh thiết thường sẽ kéo dài khoảng vài phút cho tới vài tiếng đồng hồ
3. Sau khi tiến hành xét nghiệm sinh thiết
Sau khi tiến hành xét nghiệm sinh thiết, bệnh nhân sẽ được bác sĩ theo dõi sức khỏe khoảng vài tiếng tại bệnh viện.
Điều này sẽ giúp không xảy ra tình trạng chảy máu kín khi các cơ quan bên trong cơ thể bị can thiệp.
Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành thêm một số xét nghiệm khác như: xét nghiệm máu, chụp tia X,… để chẩn đoán được chính xác hơn.
4. Tiến hành phân tích mẫu sinh thiết
Sau khi đã lấy được mẫu mô hoặc tế bào của người bệnh, bác sĩ sẽ gửi chúng tới phòng thí nghiệm bệnh lý.
Sau đó các tế bào hoặc mô sẽ được tách thành từng lớp và soi dưới kính hiển vi để kiểm tra cấu trúc giúp chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
Quá trình phân tích mẫu sinh thiết thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy theo từng mức độ bệnh.
LỜI KẾT
Xét nghiệm sinh thiết là phương pháp chẩn đoán bệnh lý bất thường và tầm soát ung thư chính xác nhất hiện nay.
Vì vậy, sinh thiết được xem như chiếc chìa khóa để mở cánh cửa tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.
Hy vọng những thông tin được sotaykhoedep.vn chia sẻ bên trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ được sinh thiết là gì. Chúc bạn mạnh khỏe!
Có thể bạn chưa biết
|