Những năm gần đây, rất nhiều thông tin, chủ đề liên quan đến thực phẩm biến đổi gen GMO gây hoang mang cho người tiêu dùng. Theo nhiều nguồn tin xác thực, chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Vậy tiêu chuẩn GMO WHO là gì? Tại sao cần tránh sử dụng thực phẩm này? Để giúp bạn chủ động trong việc bảo vệ bản thân và gia đình, chuyên mục Sức Khỏe của Sổ Tay Khỏe Đẹp xin được gửi tới những thông tin hữu ích sau đây.
TIÊU CHUẨN GMO WHO LÀ GÌ?
GMO là ký hiệu viết tắt của cụm từ Genetically Modified Organism, có nghĩa là sinh vật biến đổi gen
Đây là các loại sinh vật có hệ gen bị biến đổi do tác động của con người hoặc lan truyền gen trong tự nhiên.
Ví dụ: Quá trình lai giữa cỏ dại và cây trồng biến đổi gen họ xa có khả năng tạo ra loại cỏ dại mang gen biến đổi.
Khi nhắc đến GMO, mọi người thường ngầm hiểu rằng đây là các cơ thể sinh vật có gen có một loại khác.
Đây là cách cơ bản để tạo ra một dạng cây trồng, thực phẩm chưa từng tồn tại trong giới tự nhiên.
Bạn từng nghe đến nhưng không hiểu tiêu chuẩn GMO WHO là gì?
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN GMO WHO LÀ GÌ?
Tổ chức Y tế thế giới (Gọi tắt là WHO), Cục dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã thiết lập và thống nhất các quy chuẩn nhằm đánh giá chất lượng và an toàn thực phẩm GM.
Để đạt tiêu chuẩn GM, thực phẩm phải được kiểm tra và chứng nhận không gây hại gây bất cứ nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Việc đánh giá này sẽ dựa trên Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Gọi tắt là Codex).
Đây là tiêu chuẩn đã được WHO thiết lập và đưa vào thương mại hóa.
An toàn cây trồng biến đổi gen / An toàn GMO đã được thông qua và có sự đồng ý của các tổ chức sức khỏe uy tín khác trên thế giới như:
Tìm hiểu tiêu chuẩn GMO WHO là gì để bảo vệ bản thân và gia đình
- Hiệp hội y khoa Mỹ
- Hiệp hội độc chất học
- Viện khoa học sự sống
- Quốc tế Viện khoa học hàn lâm
- Hoa Kỳ Hiệp hội hoàng gia
- Vương quốc Anh
- Tổ chức y tế thế giới
- Viện Công nghệ thực phẩm
- Tổ chức nông lương
- Liên hiệp quốc
- Cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu
- Ủy ban Liên minh châu Âu
Trong giai đoạn 1996-2012, kể từ khi cây trồng GM được thương mại hóa, hơn 59 quốc gia đã tiến hành đánh giá mở rộng và khẳng định an toàn.
Tới nay, theo thống kê có khoảng 2.500 phê duyệt với 3919 tính trạng GM khác nhau trên 25 loại cây trồng.
THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ BIẾN ĐỔI GEN GMO
GMO cho ra đời những giống cây công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao hơn
Tiêu chuẩn GMO WHO là gì và những ứng dụng của chúng trong đời sống như thế nào?
Nhắc đến những ứng dụng của công nghệ GMO, không thể không kể đến cây trồng công nghiệp.
Các giống cây được áp dụng kỹ thuật biến đổi gen nhằm nâng cao hiệu suất, sản lượng và giảm chi phí trồng trọt, giá thành, khắc phục các hạn chế về dinh dưỡng, thuốc trừ sâu…
Bên cạnh đó, một số loại còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao hay được áp dụng trong y học.
Trên thế giới có nhiều khu rừng trông giống cây GMO bởi chúng có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt, chịu được hạn và sương giá.
Các động vật được lai tạo theo công nghệ biến đổi gen di truyền cũng giảm nguy cơ mắc bệnh và sinh sản tốt hơn.
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA GMO
Một số thực phẩm biến đổi gen mang đến nguy cơ và ảnh hưởng xấu cho sức khỏe
Như đã tìm hiểu về tiêu chuẩn GMO WHO là gì, các tổ chức y tế và sức khỏe thế giới đã khuyến cáo người dùng những tác động tiêu cực của thực phẩm biến đổi gen đối với hệ sinh thái cũng như sức khỏe:
1. Tác động đến hệ sinh thái
Gây hại cho sinh vật khác:
Các thực vật biến đổi gen GMO sẽ gây nên tác động tiêu cực đến sinh vật khác.
Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng một cách không chủ đích.
Ví dụ: Cây ngô biến đổi gen sản sinh ra phấn hoa có chất độc, có thể gây chết côn trùng, bướm chúa.
Phấn từ ngô theo gió bám vào cây bông tai, bướm chúa vô tình hút mật và bị chết, tận diệt.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thân ngô cũng tiết ra chất độc giết chết côn trùng.
Giảm hiệu quả thuốc trừ sâu
Các nghiên cứu cho thấy, côn trùng tại vùng trồng cây biến đổi gen có sự thay đổi nhất định về yếu tố gen.
Từ đó khiến chúng có sức đề kháng cao hơn, có thể thích nghi với những loại cây được biến đổi gen để kháng sâu bệnh. Đồng thời, giảm hiệu quả của thuốc trừ sâu.
Lây lan, phát triển dịch cỏ dại
Thực phẩm biến đổi gen GMO gây ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái.
Chúng làm tăng nguy cơ phát triển của cỏ dại.
Chúng có khả năng tạo thành những quần thể độc lập tồn tại bên ngoài các khu vực canh tác.
Từ đó gây nên mối hóa cỏ dại, xâm lấn quần thể cây trồng tự nhiên, làm giảm sự đa dạng sinh học.
2. Tác động đến sức khỏe con người
Sử dụng thực phẩm biến đổi gen có thể gây dị ứng
Các tôt chức y tế và sức khỏe thế giới đã khuyến cáo, một số thực phẩm biến đổi gen GMO có ảnh hưởng không tốt tới con người.
Các loại lạc, đậu tương biến đổi gen có thể gây ra dị ứng, kích ứng, mẩn đỏ, khó tiêu hóa hoặc thậm chí là rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, những tác động tiềm ẩn, làm suy giảm và nguy cơ gây một số bệnh là không thể phủ nhận.
CÁCH NHẬN BIẾT THỰC PHẨM GMO ĐƠN GIẢN
Bất cứ thực phẩm nào được tiêu thụ cũng có khả năng là thực phẩm biến đổi gen GMO.
Do đó, mọi bà nội trợ, người tiêu dùng nên trang bị cho bản thân những kiến thức về tiêu chuẩn GMO WHO là gì.
Tuy nhiên, với lượng kiến thức ít ỏi và chỉ bằng mắt thường, rất khó để nhận viết và đánh giá liệu loại thực phẩm bạn đang sử dụng có phải GMO hay không.
SoTayKhoeDep.Vn xin gửi tới những nguyên tắc giúp nhận biết thực phẩm biến đổi gen sau đây:
1. Cảnh giác với thực phẩm nhập khẩu từ vùng nguyên liệu GMO
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó, cách tốt nhất để không tiêu thụ nhầm thực phẩm GMO chính là đề phòng các nguồn nguyên liệu có nguy cơ.
Trong đó, các loại thực phẩm biến đổi gen phổ biến tại Việt Nam bao gồm:
- Ngô biến đổi gen: Được nhập từ Mỹ là thức ăn trong chăn nuôi gia súc. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, có đến hơn 70% sản lượng ngô trong nước sử dụng kỹ thuật biến đổi gen và được chế biến thành bột bắp, bột ngũ cốc, bánh mì, bắp rang bơ…
- Đậu nành biến đổi gen: Loại đậu này ngày càng trở nên phổ biến và được chế biến thành các loại thực phẩm đóng hộp như nước tương, bột đậu, đậu hũ… Chúng còn được tìm thấy trong sữa của trẻ sơ sinh, bột protein, ngũ cốc, pho mát…
2. Nhận biết qua mã code
Các sản phẩm chế biến đều được quy định mã code cụ thể. Do đó, bạn có thể thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc nhận biết thực phẩm MGO.
Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, kiểm định được dán nhãn cẩn thận:
- Mã code dãy ký tự 5 chữ số và bắt đầu bởi số 8: Thực phẩm biến đổi gen GMO.
- Mã code gồm 5 chữ số và bắt đầu bằng số 9: Thực phẩm hữu cơ 100%
Tác hại của thực phẩm biến đổi gen GMO đã được các tổ chức sức khỏe và an toàn thế giới khẳng định bằng văn bản chính thức.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều xoay quanh vấn đề nên hay không nên cấm tiêu thụ thực phẩm GMO.
Để trở thành người tiêu dùng thông minh, Sổ Tay Khỏe Đẹp khuyến cáo bạn nên tìm hiểu kỹ về tiêu chuẩn GMO WHO là gì.
Nhờ đó sẽ có một cái nhìn rõ hơn về chúng cũng như biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình,
Có thể bạn chưa biết
|