Nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng vì trẻ thường xuyên gặp phải các bệnh về đường hô hấp, bệnh cảm cúm… khiến trẻ bị ốm vặt, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ. Vậy Trẻ hay ốm vặt phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo những bí quyết giúp trẻ luôn khỏe mạnh được giới thiệu ngay sau đây.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ HAY BỊ ỐM VẶT
1. Hệ miễn dịch kém
Khi còn ở giai đoạn sơ sinh, trẻ nhận được kháng thể miễn dịch từ mẹ qua sữa, được gọi là “hệ miễn dịch thụ động”.
Trong quá trình lớn lên bắt đầu từ khi trẻ biết ăn dặm, hệ miễn dịch của trẻ mới dần được hoàn thiện.
Đây được đánh giá là giai đoạn sức đề kháng trẻ rất yếu, cơ thể bé rất nhạy cảm với điều kiện bên ngoài, khiến bé dễ bị ốm vặt khi tiếp xúc với môi trường.
Trẻ em thường có hệ miễn dịch kém
Bên cạnh đó, với những trẻ có hệ tiêu hóa kém, cấu trúc vi khuẩn đường ruột chưa hoàn thiện, lượng men tiêu hoá chưa đủ cũng là một trở ngại lớn trong việc tiêu hóa thức ăn.
Ngoài ra, cũng có một số ít trường hợp có thể trẻ bị suy giảm miễn dịch, không có khả năng chống chọi với tác động từ vi sinh vật gây bệnh.
2. Lạm dụng kháng sinh ở trẻ nhỏ
Không thể phủ nhận được vai trò của thuốc kháng sinh trong việc chữa trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, mặt trái của nó chính là tiêu diệt luôn cả hệ vi khuẩn có ích trong đường ruột.
Nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng loạn khuẩn, gây ra các rối loạn tiêu hóa, làm cơ thể bị suy nhược.
Lưu ý, trẻ vẫn có thể sử dụng kháng sinh một cách an toàn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thông thường, khi bé được chỉ định sử dụng kháng sinh, đơn thuốc do bác sĩ kê sẽ bổ sung các loại vi khuẩn có lợi từ men vi sinh để cải thiện nhược điểm của thuốc.
3. Không rửa tay đúng cách cho trẻ
Do ở độ tuổi hiếu động nên tay của trẻ rất dễ bị nhiễm bẩn.
Đặc biệt với những bé có thói quen ngậm tay vào miệng, các mẹ nên chú ý giúp trẻ bỏ thói quen này đồng thời luôn giữ sạch đôi tay của trẻ.
4. Khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng
Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch.
Lâu dần khiến trẻ bị chậm phát triển thể chất, thường xuyên bị ốm vặt.
5. Do điều trị bệnh không triệt để
Mỗi lần trẻ bị ốm, phải điều trị theo đúng liệu trình.
Nếu các mẹ không đảm bảo nguyên tắc này, trẻ có thể mắc lại căn bệnh đó, đồng thời khiến những lần bị sau sẽ càng khó điều trị hơn trước.
TRẺ HAY ỐM VẶT PHẢI LÀM SAO?
1. Rèn cho bé thói quen rửa tay thường xuyên
Rửa tay là phương pháp đơn giản nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng.
Vì vậy, bạn hãy hướng dẫn và khuyến khích trẻ rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi vui chơi.
2. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
Nước là thành phần quan trọng chiếm 70% cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung nước cho bé là điều cần thiết mỗi khi bé ốm sốt.
Các mẹ nên chuẩn bị cho bé chai nước cầm tay mỗi khi bé đi học, đi chơi và khi tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời.
Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
3. Mặc quần áo vừa phải cho con
Vào mùa lạnh, nhiều mẹ thường sợ bé yêu bị cảm lạnh, chính vì vậy đã mặc cho bé rất nhiều áo.
Đây là thói quen hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.
Nguyên nhân bởi việc mặc nhiều áo bé khiến bé bị khó chịu và ra nhiều mồ hôi.
Lượng mồ hôi nếu không được thoát ra bên ngoài sẽ thẩm thấu ngược trở lại qua da, khiến bé, dễ bị lạnh.
Tình trạng này kéo dài có thể khiến bé bị viêm họng, ốm sốt, cơ thể suy nhược.
4. Lau người cho bé khi bé đổ mồ hôi
Mỗi khi bị ốm sốt, bé thường đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở phần lưng.
Do vậy, cha mẹ cần liên tục kiểm tra và lau người cho bé khoảng từ 1 đến 2 tiếng 1 lần.
Việc lau người bằng nước mát và khăn mềm sẽ giúp điều hòa cơ thể, giúp bé cảm thấy dễ chịu và mau khỏe hơn.
Lau người cho bé khi bé đổ mồ hôi
Khi lau người và thay đồ cho bé, cha mẹ cần chọn những sản phẩm được sản xuất từ chất liệu vải 100% cotton mềm mịn, có khả năng thấm hút tốt, dễ thoát hơi để bé cảm thấy thoải mái nhất.
BÍ QUYẾT GIÚP TRẺ LUÔN KHỎE MẠNH
1. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh và phòng chống được bệnh khi thời tiết giao mùa.
Các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho bé bao gồm các loại thịt như thịt gà, thịt bò, cá và các loại trái cây có múi như quýt, cam, bưởi.
Ngoài ra, nếu thời tiết chuyển lạnh, các mẹ hãy cho bé ăn đồ ăn khi còn nóng ấm
Không nên để bé ăn đồ lạnh hoặc những thức ăn để ngoài trời trong thời gian quá lâu vì như vậy sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
2. Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chất xơ điển hình như hoa quả, rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé luôn hoạt động tốt.
Nguyên nhân bởi, thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa rất tốt.
Ngoài ra, chúng cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ.
Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ
3. Cho trẻ hoạt động nhiều hơn
Để trẻ luôn khỏe mạnh thì các mẹ cho bé hoạt động thường xuyên.
Cụ thể như việc cho bé chơi các món trò chơi kích thích trẻ hoạt động nhiều như bóng rổ, bóng đá, cầu lông.
Nguyên nhân bởi chỉ khi trẻ hoạt động nhiều thì bé mới có thể nâng cao sức đề kháng một cách hiệu quả nhất.
4. Vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên
Việc vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên sẽ giúp bé tránh khỏi việc bị mắc các bệnh về đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác qua đường hô hấp.
Việc vệ sinh này nên được tiến hành ở những thời điểm như sau khi bé đi chơi về, bé đi nhà trẻ về hoặc ngay khi bé có những biểu hiện như chảy nước mũi, ho, hắt hơi,…
Vệ sinh mũi họng sạch sẽ vừa là cách đề phòng bệnh. vừa là cách giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh mà không cần sử dụng dùng đến thuốc kháng sinh.
5. Tạo thói quen rửa tay cho bé
Nếu gặp khó khăn trong việc này, có thì bạn thử mua cho bé các lọ nước rửa tay có họa tiết và màu sắc phù hợp với sở thích của trẻ.
Điều này sẽ giúp bé thích thú với việc rửa tay hơn đáng kể.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm gương cho trẻ.
Nguyên nhân bởi con cái là hình ảnh phản chiếu thói quen của cha mẹ.
Vì vậy các thành viên trong gia đình cũng cần chủ đông rửa tay để bé học tập và làm theo.
6. Không tắm cho bé ngay sau khi bé vận động
Nếu thấy bé ra nhiều mồ hôi sau quá trình vận động, bạn nên để bé nghỉ ngơi, không nên tắm ngay cho con vào thời điểm đó.
Việc tắm ngay khi bé ra nhiều mồ hôi sẽ khiến trẻ dễ bị viêm họng, cảm lạnh do thay đổi thân nhiệt đột ngột.
7. Sử dụng sản phẩm viên đề kháng Moringa
Cống tăng sức đề kháng Moringa là sản phẩm được điều chế từ chiết xuất chùm ngây và Wellmune có tác dụng tăng sức đề kháng
Bảo vệ bé trước những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài.
Viên đề kháng Moringa
Bổ sung viên đề kháng Moringa cho bé là bí quyết giúp các quá trình phát triển của bé trở nên thuận lợi hơn
Giúp bé hạn chế tình trạng ốm vặt, không còn biếng ăn, luôn thông minh, nhanh nhẹn và khỏe mạnh.
Như vậy sotaykhoedep.vn đã chia sẻ cho bạn những thông tin giúp bạn biết được trẻ hay ốm vặt phải làm sao
Hãy lưu lại những thông tin bạn cần và áp dụng nếu thấy phù hợp với bé nhà mình nhé!
Có thể bạn chưa biết
|