Khi y học chưa phát triển thì những bài thuốc từ cây cỏ dân gian là sự lựa chọn số 1 để điều trị bệnh. Ngày nay, những loại dược liệu đó vẫn được sử dụng phổ biến bởi sự an toàn và tác dụng tuyệt vời nó mang lại. Trong bài viết này mời bạn đọc cùng Sotaykhoedep.vn tìm hiểu chi tiết về công dụng của cây hoài sơn
TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ CÂY HOÀI SƠN
Để bạn hiểu rõ hơn về cây hoài sơn, dưới đây là một số thông tin về dược liệu chúng tôi chia sẻ đến bạn.
Cây hoài sơn là gì?
Cây hoài sơn có tên khoa học là Dioscorea persimilis Prain et Burk.
Nó còn còn được gọi với một số cái tên quen thuộc như sơn dược, chính hoài, củ khoai mài, củ mài, củ lỗ.
Loại cây này có củ giàu chất dinh dưỡng.
Trong các cuộc kháng chiến oanh liệt thời xưa củ mài chính là nguồn lương thực cứu đói cho bộ đội.
Hình ảnh cây hoài sơn
Bên cạnh đó, hoài sơn là một loại dược liệu quý, có mặt trong những thang thuốc bổ và thuốc trị bệnh được lưu truyền hàng ngàn năm.
Trong kinh thư cổ có chép lại “Hoài sơn còn được gọi là sơn dược giúp bổ thận, cường tinh, tráng dương, sáng mắt,…”.
Khu vực phân bố của hoài sơn
Cây hoài sơn mọc tự nhiên tại các sườn núi, đặc biệt ở các tỉnh miền núi của nước ta như Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình, Quảng trị cho tới Lâm Đồng,…
Một số người dân ở đồng bằng cũng trồng sơn dược để lấy củ đồng thời làm cây bóng mát.
Thu hái và chế biến hoài sơn
Củ sơn dược là bộ phận được sử dụng làm thuốc hoặc chế biến món ăn.
Mùa đông từ khoảng cuối tháng 10 đến đầu tháng 3 là thời gian lý tưởng để thu hoạch loại củ này.
Củ hoài sơn sau khi được thu hoạch
Sau khi đào củ hoài sơn sẽ được rửa sạch đất.
Trong dân gian khâu sơ chế củ sơn dược rất công phu, cần sấy diêm sinh 3 lần mới thành thuốc.
Nhưng hiện nay, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng phương pháp diêm sinh gây ra nhiều độc hại nên việc chế biến cũng đơn giản hơn.
Bạn chỉ cần thái củ thành những lát mỏng rồi phơi nắng hoặc sấy khô bằng lò chuyên dụng.
Thành phần hóa học của củ hoài sơn
Tinh bột là thành phần chính của của sơn dược.
Bên cạnh đó còn có một số thành phần như protein nhớt, các axit amin như arginin, choline, enzyme amylase và allantoin.
Củ hoài sơn có giá trị dinh dưỡng cao chỉ sau ngô và gạo.
Thành phần chi tiết là 63,25% tinh bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất đạm.
CÔNG DỤNG CỦA CÂY HOÀI SƠN LÀ GÌ?
Dưới đây là một số công dụng của cây hoài sơn, bạn đọc có thể tham khảo.
Củ hoài sơn đã được sơ chế
✓ Hoài sơn là một vị thuốc bổ dành cho những người đang suy nhược cơ thể muốn tăng cường sức khỏe.
✓ Vị thuốc này giải quyết tốt những bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ do viêm đại tràng gây ra.
✓ Chữa các bệnh về chức năng sinh lý như hoạt tinh, di tinh, mộng tinh
✓ Hỗ trợ điều trị bệnh viêm tử cung (bạch đới)
✓ Điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
✓ Những người mắc chứng hoa mắt, chóng mặt, thận yếu hay buồn đi tiểu nên sử dụng loại dược liệu này.
✓ Chữa dứt điểm chứng ra mồ hôi trộm cả người lớn lẫn trẻ em.
✓ Phòng chống và điều trị các bệnh viêm phổi, điều trị ho.
MỘT SỐ BÀI THUỐC SỬ DỤNG CÂY HOÀI SƠN
Nếu bạn đang băn khoăn không biết hoài sơn được sử dụng trong những bài thuốc dân gian như thế nào thì dưới đây là câu trả lời.
1. Chữa chứng ăn ít, đi tiểu nhiều, tiêu chảy kéo dài
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hoài sơn 20 gam
- Đảng sâm 15 gam
- Bạch truật (đã sao) 20 gam
Thực hiện:
- Cho tất cả các loại dược liệu trên vào ấm cùng 500ml nước.
- Sắc với lửa nhỏ trong vòng 1 giờ, tắt bếp, chờ nguội rồi uống như nước lọc cho đến khi khỏi bệnh.
2. Điều trị dứt điểm bệnh chóng mặt, đau đầu, đau mình, lạnh chân tay
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hoài sơn 80 gam, ngũ vị tử 200 gam, nhục thung dung 20 gam,
- Đỗ trọng (đã sao) 100 gam, thỏ ty tử 100 gam, thần phục 45 gam, ba kích 40 gam
- Thục địa 40 gam, ngưu tất 40 gam, trạch tả 40 gam, xích thạch chỉ 40 gam.
Thực hiện:
- Nghiền nhỏ tất cả những dược liệu ở trên, trộn cùng hồ để hoàn thành những viên nhỏ bằng hạt đậu.
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 viên, sử dụng liên tục từ 2 – 4 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Bài thuốc dành cho trẻ em gầy yếu, biếng ăn
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hoài sơn 80 gam, phục linh 50 gam, bạch biển đậu (đã sao) 50 gam, sơn trà 60 gam
- Mạch nha 60 gam, thần khúc 60 gam, đương quy 60 gam, bạch truật (đã sao) 40 gam
- Trần bì 40 gam, sử quân tử 40 gam, hoàng liên 40 gam, cam thảo 35 gam
Tiến hành:
- Nghiền nhỏ tất cả các nguyên liệu trên, rây mịn rồi trộn cùng mật để hoàn thành những viên nhỏ như hạt đỗ xanh.
- Cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 5 viên, dùng khoảng 1 tuần sẽ thấy bé ăn ngon miệng và ngủ tốt hơn.
4. Điều trị bệnh đái tháo đường
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hoài sơn 200 gam, liên tử 100 gam, phục linh 500 gam
- Ngũ vị tử 400 gam, thỏ ty tử 350 gam
Tiến hành:
- Tán tất cả những nguyên liệu thành bột mịn, thêm hồ và rượu rồi trộn đều, vo thành viên nhỏ bằng hạt đậu xanh.
- Mỗi ngày sử dụng 50 viên cùng với nước cơm.
Sử dụng hoài sơn để điều trị đái tháo đường
5. Khắc phục tình trạng trẻ em bị suy dinh dưỡng kèm theo tiêu chảy
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hoài sơn 200 gam, phòng đảng sâm 100 gam, ý dĩ 200 gam.
- Bạch truật 100 gam, mạch nha 200 gam, hạt cau 50 gam, vỏ quýt 50 gam.
Thực hiện:
- Sao vàng tất cả các nguyên liệu, sau đó nghiền thành bột mịn.
- Mỗi ngày sử dụng 1 lần từ 15 – 20 gam bột.
NHỮNG MÓN ĂN NGON BỔ DƯỠNG TỪ CỦ HOÀI SƠN
Một số món ăn bổ dưỡng, hấp dẫn từ củ hoài sơn bạn không nên bỏ qua.
1. Cháo sơn dược vừng đen
Nguyên liệu:
- Củ sơn dược: 50 gam
- Gạo 100 gam
- Vừng đen: 30 gam
- Sữa bò tươi: 300ml
- Gia vị, đường phèn
Cách làm:
- Đãi sạch gạo sau đó rang thơm.
- Củ sơn dược rửa sạch, thái hạt lựu.
- Rang thơm vừng đen.
- Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay, xay nhuyễn, lọc lấy bột ướt.
- Đun sôi nước cùng đường phèn, sau đó cho bột ướt vào nồi đảo đều tay đến khi thành hồ.
- Nêm lại cho vừa ăn rồi sử dụng khi món ăn còn nóng.
2. Chè sơn dược long nhãn
Nguyên liệu:
- Củ sơn dược: 500 gam
- Long nhãn: 50 gam
- Kỷ tử: 30 gam
- Đường: 80 gam
- Nước: 1000ml
Cách làm:
- Củ sơn dược rửa sạch, gọt vỏ rồi thái thành miếng to như bao diêm.
- Rửa sạch các nguyên liệu khác.
- Cho tất cả cả nguyên liệu trừ hạt kỷ tử vào nồi cùng với nước, đun sôi, hạ lửa nhỏ khoảng 30 phút.
- Sau đó cho hạt kỷ tử vào đun thêm 10 phút.
- Nêm đường cho vừa miệng rồi múc ra bát thưởng thức.
3. Canh hoài sơn hầm xương, hạt sen
Nguyên liệu:
- Củ hoài sơn tươi: 1 củ
- Sườn heo: 200 gam
- Hạt sen khô: 40 gam
- Hạt ý dĩ: 70 gam
- Gia vị: Muối, hạt nêm,..
Cách làm:
- Gọt vỏ củ hoài sơn, rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Hạt sen, ý dĩ rửa sạch.
- Sườn heo rửa sạch chặt thành miếng nhỏ
- Cho các nguyên liệu trên vào nồi hầm, đun nhỏ lửa đến khi chín mềm.
- Nêm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp.
DIAGOOD – VỊ CỨU TINH CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Bạn chưa tìm được địa chỉ mua hoài sơn uy tín để có thể chế biến được bài thuốc điều trị tiểu đường theo hướng dẫn ở trên?
Có một giải pháp nhanh chóng và tiện lợi hơn dành cho bạn đó chính là viên uống ổn định đường huyết Diagood
Diagood quà tặng từ thiên nhiên cho bệnh nhân tiểu đường
Diagood là thực phẩm chức năng được chiết xuất từ cây hoài sơn, mướp đắng, giảo cổ lam, … 100% tự nhiên không gây tác dụng phụ và an toàn cho người dùng.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại với công nghệ nano, tác dụng nhanh hơn so với các sản phẩm thông thường.
Sử dụng Diagood giảm nhanh lượng đường huyết ngăn chặn nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tăng cường chức năng hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh, giảm đau nhức xương khớp.
Sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh, bạn có thể sử dụng lâu dài mà không bị lệ thuộc.
Chi tiết về Diagood bạn có thể tham khảo tại website chính thức của sản phẩm
Với những thông tin mà sotaykhoedep.vn chia sẻ bạn đọc đã biết rõ về những bài thuốc cũng như công dụng của cây hoài sơn.
Hy vọng nó sẽ giúp bạn khắc phục và điều trị bệnh hiệu quả nhất!
Có thể bạn chưa biết |