Sodium là nguyên tố hóa học phải tạo ra từ các hợp chất và không có sẵn trong tự nhiên. Mặc dù là một kim loại tự do phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sodium là gì và sodium có công dụng như thế nào đối với con người. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân, bạn hãy cùng sotaykhoedep.vn theo dõi bài viết sau đây nhé!
SODIUM LÀ GÌ?
Sodium hay còn được biết đến với tên gọi khác là Natri, đây là một trong những nguyên tố hóa học phổ biến nhất hiện nay.
Đồng thời sodium cũng cũng thuộc hóa trị một trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và có đồng vị bền là 23Na.
Trong lớp vỏ của Trái Đất thì Sodium là nguyên tố đứng thứ 6 về mức độ phổ biến và chiếm khoảng 2.6% khối lượng của vỏ Trái Đất.
Muối Sodium là hợp chất có khả năng hòa tan mạnh khi ở trong môi trường nước.
Sau đây, là một số thông tin cơ bản về nguyên tố hóa học này mà bạn nên biết:
- Kí hiệu nguyên tử: Na
- Số nguyên tử: 11
- Điểm nóng chảy: 883 oC
- Trọng lượng nguyên tử: 22.98976
- Điểm sôi: 97.8 oC
Sodium là gì? Những công dụng của Sodium đối với con người
NHỮNG CÔNG DỤNG CỦA SODIUM ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Muối Natri là một trong những chất hóa học phổ biến và mang đến rất nhiều công dụng hữu ích đối với con người. Cụ thể như sau:
Đối với người lớn
- Sodium giúp giữ nước, cân bằng nồng độ chất lỏng và giữ vai trò là một chất điện giải. Vậy nên khi cơ thể gặp phải tình trạng rối loạn Natri thì sẽ dẫn đến rối loạn nước.
- Sodium có khả năng cân bằng độ pH, môi trường kiềm – axit trong máu khi được kết hợp với nhiều ion hữu ích khác. Từ đó giúp cho quá trình bài tiết của thận được tốt hơn.
- Sodium có khả năng tác động đến các cơ và sự dẫn truyền thông tin của các xung thần kinh. Từ đó giúp cho đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn, đồng thời đẩy lùi tình trạng chuột rút, co cơ xảy ra,…
- Giúp huyết áp được cân bằng và duy trì ở mức ổn định.
- Bổ sung thêm khoáng chất giúp cơ thể có thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất hơn.
Muối Natri là một trong những chất hóa học phổ biến và mang đến rất nhiều công dụng hữu ích đối với con người
Đối với phụ nữ mang thai
Hàm lượng chất lỏng và máu trong cơ thể của phụ nữ khi mang thai sẽ thay đổi liên tục để giúp cho quá trình phát triển của thai nhi được thuận lợi hơn
Vì vậy, bổ sung Natri sẽ giúp cho cơ thể phụ nữ mang thai được bù đắp, duy trì và điều hòa lượng nước một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, cũng không bổ sung quá nhiều hàm lượng Sodium cho cơ thể.
Bởi nếu dư thừa muối sẽ khiến cơ thể dễ mắc phải tình trạng tim mạch, huyết áp, thận,… trong giai đoạn thai kỳ.
Đối với trẻ em
Muối Natri giúp kích thích sự hoạt động và quá trình phát triển của não bộ trẻ.
Đồng thời, muối Sodium giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ cho mọi hoạt động của các nhóm cơ của trẻ em.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên bổ sung quá nhiều Natri cho cơ thể trẻ em để tránh dư thừa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với công nghiệp
- Muối Natri có công dụng rất lớn trong việc bảo quản, khử trùng và chống đóng băng thực phẩm.
- Muối Natri khi được kết hợp với potassium và một số loại thuốc khác sẽ giúp chức năng sinh học được cải thiện một cách hiệu quả.
- Khử trùng kim loại, chống co giãn hiệu quả.
- Sodium được sử dụng để tạo nên một số hợp chất công nghiệp như: Bột nổi, Baking soda, muối ăn,…
- Sử dụng để sản xuất xà phòng, thủy tinh, giấy, kim loại, hóa chất, dầu mỏ,…
- Có khả năng truyền nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân. Bởi Muối Natri có khả năng dẫn nhiệt cao, đặc biệt là khi được kết hợp với NaK và potassium.
- Kết hợp với một số hợp chất khác để sản xuất kem đánh răng, dầu gội, chất tẩy rửa sủi bọt, nước súc miệng,…
- Có khả năng xử lý các hợp chất hữu có và tạo nên các ester.
- Được sử dụng để sản xuất nên những sản phẩm lọc nước, tẩy trắng và các sản phẩm tẩy rửa thông thường khác.
- Sử dụng để làm pho mát bởi Sodium có khả năng chuyển sữa tạo thành dầu.
Sodium được sử dụng để tạo nên một số hợp chất công nghiệp như: Bột nổi, Baking soda, muối ăn,…
HÀM LƯỢNG MUỐI NATRI MÀ CƠ THỂ CÓ THỂ TIÊU THỤ TỐI ĐA MỖI NGÀY
Mặc dù mang đến rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe con người nhưng cũng giống như những loại khoáng chất khác
Bạn cũng không nên bổ sung cho cơ thể quá nhiều hàm lượng Sodium mỗi ngày.
Theo nhiều báo cáo khoa học hiện nay thì không có mức cụ thể hàm lượng muối Natri bổ sung cho cơ thể mỗi ngày là bao nhiêu
Mà chỉ có mức tối đa hàm lượng Natri được phép cung cấp cho cơ thể là bao nhiêu. Cụ thể như sau:
- Người trưởng thành thì hàm lượng muối natri bổ sung cho cơ thể mỗi ngày tối đa không quá 2000 mg Natri.
- Trẻ em từ 1 – 3 tuổi thì hàm lượng muối natri bổ sung cho cơ thể mỗi ngày tối đa không quá 1000 mg Natri.
- Trẻ em từ 4 – 8 tuổi thì hàm lượng muối natri bổ sung cho cơ thể mỗi ngày tối đa không quá 1200 mg Natri.
- Trẻ em từ 9 – 18 tuổi thì hàm lượng muối natri bổ sung cho cơ thể mỗi ngày tối đa không quá 1500 mg Natri.
- Trẻ em dưới 1 tuổi thì không cần bổ sung muối Natri trực tiếp mỗi ngày.
TÁC HẠI CỦA VIỆC BỔ SUNG DƯ THỪA HÀM LƯỢNG MUỐI NATRI
Mặc dù muối Natri là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa thì sẽ gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
Huyết áp
Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì mỗi ngày con người nên bổ sung cho cơ thể từ 3 – 6g muối
Sẽ có huyết áp ổn định và thấp hơn rất nhiều với những người thường xuyên sử dụng khoảng 12g muối mỗi ngày.
Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa muối và huyết áp là rất mạnh mẽ.
Vì vậy, để tránh tình trạng huyết áp cao thì bạn nên không nên bổ sung quá nhiều muối mỗi ngày.
Loãng xương
Nếu bổ sung quá nhiều hàm lượng Sodium cho cơ thể sẽ khiến cho quá trình bài tiết canxi trong nước tăng lên. Từ đó, hình thành nên tình trạng loãng xương ở mọi độ tuổi.
Vấn đề về thận
Khi cơ thể nạp quá nhiều muối thì sẽ khiến cho quá trình bài tiết của thận diễn ra nhiều hơn. Cường độ làm việc lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Từ đó, hình thành nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm liên quan đến thận như: Suy thận, sỏi thận,…
Tim mạch
Hệ tim mạch cũng sẽ phải chịu rất nhiều tác động, ảnh hưởng nếu như cơ thể nạp quá nhiều muối mỗi ngày.
Vậy nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng để bảo vệ sức khỏe tim mạch thì bạn chỉ nên bổ sung cho cơ thể một hàm lượng muối phù hợp với độ tuổi theo khoa học.
Hệ tim mạch cũng sẽ phải chịu rất nhiều tác động, ảnh hưởng nếu như cơ thể nạp quá nhiều muối mỗi ngày
Ung thư dạ dày
Dạ dày là một trong những cơ quan nội tạng có mối quan hệ rất mật thiết với hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.
Vì vậy, khi cơ thể bị dư thừa hàm lượng muối Natri sẽ có thể gây nên nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày như: Ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Tăng cân
Bổ sung quá nhiều hàm lượng muối sẽ khiến cho cơ thể bị tích trữ nước.
Từ đó gây căng thẳng cho tim, tăng lượng chất lỏng và khối lượng cơ thể tăng mạnh.
LỜI KẾT
Sodium là một trong những khoáng chất rất hữu ích đối và cần phải bổ sung đều đặn, thường xuyên cho cơ thể con người.
Tuy nhiên, việc dư thừa hàm lượng muối cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể gặp phải nhiều vấn đề nguy hiểm.
Mong rằng với những thông tin được sotaykhoedep.vn chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ Sodium là gì cũng nhưng những mặt lợi, hại của Sodium. Chúc bạn mạnh khỏe!
Có thể bạn chưa biết
|